TCCT
Hiện nay, các doanh nghiệp SME đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn, có thể kể đến như việc tiếp cận nguồn vốn vay giá rẻ, chi phí sản xuất kinh doanh tăng cao, năng lực quản trị hạn chế và sức ép cạnh tranh gay gắt trên thị trường.
Doanh nghiệp SME: Góc nhìn người trong cuộc
Theo số liệu thống kê về tình hình đăng ký Doanh nghiệp trong năm 2023 của Tổng cục Thống Kê Việt Nam, đã có hơn 172 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 20,5% so với năm 2022.(1) Năm 2024 vẫn còn là một năm đầy thách thức khi chỉ mới 4 tháng đầu, đã có 86,4 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 12,2% so với cùng kì năm 2023.(2) Qua đó thấy được, khách hàng SME đang đối mặt với rất nhiều khó khăn.
Chi phí sản xuất và kinh doanh,tiếp thị ngày càng tăng cao là gánh nặng lớn đối với các doanh nghiệp SME. Ông N.T.S, chủ cửa hàng thời trang tại TP.HCM chia sẻ: “Giá nguyên vật liệu đều tăng cao trong thời gian gần đây, trong khi giá bán sản phẩm lại không thể tăng tương ứng. Điều này khiến lợi nhuận của chúng tôi bị giảm sút nghiêm trọng. Chúng tôi đã rất cố gắng để cầm cự trong giai đoạn khó khăn nhưng không biết có thể kéo dài đến khi nào”.
Năng lực quản trị và sức ép cạnh tranh từ các tập đoàn lớn và doanh nghiệp nước ngoài cũng là một thách thức. Ông D.H.L, chủ một doanh nghiệp sản xuất đồ gia dụng tại Bình Dương, chia sẻ: “Chúng tôi phải cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu có giá thành rẻ và chất lượng tốt hơn. Điều này khiến chúng tôi phải cải tiến và đổi mới để duy trì sức cạnh tranh”.
Bên cạnh chi phí và năng lực quản trị, một trong những vấn đề lớn nhất mà các doanh nghiệp SME phải đối mặt và tìm cách giải quyết đó chính là câu chuyện thiếu hụt nguồn vốn vay hợp lý. Bà T.H.T, chủ một doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ tại Hà Nội, chia sẻ: “Doanh nghiệp chúng tôi luôn gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay. Các thủ tục vay vốn phức tạp và yêu cầu về tài sản thế chấp cao khiến chúng tôi khó lòng mở rộng quy mô sản xuất”.
E-Fast – Lời giải cho chi phí vay hợp lý của doanh nghiệp SME
Thấu hiểu những khó khăn mà các doanh nghiệp SME đang phải đối mặt, sản phẩm E-Fast của Eximbank ra đời như một giải pháp kịp thời và cấp bách để nhanh chóng giúp các doanh nghiệp SME tiếp cận nguồn vốn vay giá rẻ một cách dễ dàng hơn, đồng thời hỗ trợ việc quản lý tài chính một cách hiệu quả.
Đầu tư gói tín dụng 5.000 tỷ đồng, E-Fast của Eximbank giúp doanh nghiệp SME nhanh chóng giải quyết “bài toán khó” về vốn vay trong điều kiện tham gia dễ dàng như: hạn mức cấp tín dụng nhanh lên tới 15 tỷ đồng/khách hàng, phê duyệt trong vòng 4 giờ, lãi suất hấp dẫn 5.25%/năm và cố định trong suốt thời gian ưu đãi.
Ông P.T.B – một khách hàng của Eximbank vui vẻ chia sẻ: “E-Fast đã giúp chúng tôi giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn vốn một cách nhanh chóng. Nhờ đó, chúng tôi có thể mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp và thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện tại. Và đặc biệt là lãi suất cố định trong suốt thời gian vay đã giúp chúng tôi tính toán chi phí hoạt động hiệu quả hơn”.
Ông P.N.L cũng đánh giá cao những ưu điểm của E-Fast: “Sự đơn giản, tiện lợi trong thủ tục vay vốn cũng như sự nhanh chóng trong thời gian giải ngân của E-Fast đã cứu tôi “một bàn thua trong thấy” khi kinh tế biến động. Không nhờ E-Fast, doanh nghiệp của tôi có thể đã dừng hoạt động”.
Trong bối cảnh kinh tế phức tạp hiện nay, các doanh nghiệp SME rất cần sự hỗ trợ thiết thực từ các tổ chức tài chính và ngân hàng. Sản phẩm E-Fast của Eximbank không chỉ giúp giải quyết những khó khăn hiện tại mà còn mở ra cơ hội phát triển bền vững cho các doanh nghiệp SME. Sự hỗ trợ này không chỉ quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế.
Nguồn: Tapchicongthuong.vn